Dịch vụ phun thuốc diệt côn trùng uy tín An Nam Pest Control
1. Tác hại của muỗi
Muỗi là tác nhân gây rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến cho con người vì nó là tác nhân trung gian lây bệnh từ động vật đến con người, từ người sang người… Và các bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người mà loài muỗi mang đến như: sốt xuất huyết, sốt rét…. Trên thực thế đã có rất nhiều đại dịch sốt xuất huyết và sốt rét bùng phát trên địa bàn Hà Nội đã khiến nhiều người bị tử vong do đại dịch này.
Tác động của vết muỗi đốt không dừng lại ở cảm giác ngứa ban đầu. Hãy tìm hiểu xem điều gì thực sự xảy ra khi một trong những kẻ hút máu này cắm được vòi vào dưới da bạn.
Ở nhiều nước trên thế giới, muỗi đốt là điều không tránh khỏi vào lúc giao mùa, khi thời tiết dần ầm lên và mùa hè sắp đến gần. Tuy nhiên, những gì thực sự xảy ra với cơ thể khi bị muỗi đốt có thể là một cú sốc cho ngay cả với những người vẫn thường bị muỗi đốt từ năm này qua năm khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, muỗi là loài truyền bệnh lớn nhất trong thế giới động vật, khiến hàng triệu người trên thế giới chết mỗi năm, chủ yếu do sự lây lan của những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, viêm não Nhật Bản, bệnh leishmaniasis và cả hai bệnh sốt vàng và sốt xuất huyết, nghĩa là hiểu về chúng – và biết cách bảo vệ trước chúng – là một bước tiến lớn đầu tiên để giữ gìn sức khỏe.
2. Đặc điểm sinh thái của Muỗi
– Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.
– Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.[cần dẫn nguồn]
– Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với cacbon điôxit trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn.[cần dẫn nguồn] Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.
– Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy(ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt.
Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 – 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm: Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích thước khoảng 8 – 10mm.
– Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát triển cần khoảng 4 – 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó, bọ gậy khi đã phát triển đến tuổi thứ tư chuyển hóa thành cung quăng có hình dấu phẩy.[1]
Các biện pháp diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh không làm giảm ngay số lượng muỗi đốt, có khi phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới giảm được số lượng muỗi đốt. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh bao gồm các biện pháp khác nhau như thau vét bọ gậy, làm thay đổi nơi sinh sản của muỗi, làm cho bọ gậy không sinh sôi, nảy nở được. Khống chế không cho muỗi trưởng thành đến được nơi sinh sản. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy muỗi. Đồng thời có thể dùng các loại hóa chất diệt bọ gậy. Các biện pháp can thiệp này nhắm tới mục đích là giảm nguồn truyền
Việc làm thoát nước ở các khu vực đầm lầy, nước tù đọng, đất đai khai khẩn và các biện pháp lâu dài khác được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi đã góp phần rất tích cực trong các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những bệnh do muỗi truyền. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh cần phải được thực hiện chung quanh nơi sinh sống của con người trong phạm vi lớn hơn phạm vi dự định diệt muỗi. Đối với nhiều loài muỗi, phạm vi này khoảng 1,5–2 km. Các biện pháp không có hiệu quả lâu dài cần phải được duy trì suốt trong thời gian có muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh.
3. Cách phòng tránh và diệt muỗi
– Sử dụng các loại tinh dầu như: Tinh dầu oải hương, tinh dầu quế đuổi muỗi, Tinh dầu bạc hà, Tinh dầu sả
– Tránh ra ngoài vào thời điểm lúc muỗi đi kiếm ăn, như lúc bình minh và hoàng hôn, ban đêm để giảm nguy cơ bị muỗi đốt.
– Quần áo sẫm màu thường thu hút muỗi nhiều hơn so với quần áo sáng màu. Do vậy, nên mặ đồ sáng màu để tránh thu hút muỗi.
– Loại bỏ hoặc xử lý những nơi có chứa nước đọng xung quanh nhà bạn để tránh cho muỗi có nơi sinh đẻ.
4. Quy trình phun thuốc diệt muỗi, phun thuốc diệt côn trùng tận gốc của chúng tôi.
a. Hóa chất sử dụng:
– Thành phần: Alpha Cypermethrin 10% w/v.
– Sản xuất bởi: BASF (CHLB Đức).
Lưu ý:
Đây là loại thuốc phun muỗi có giá thành và chất lượng tốt nhất hiện nay. Được sử dụng trong hầu hết các chiến dịch phun thuốc diệt muỗi phòng trừ dịch bệnh sốt rét. Liều lượng được điều chỉnh với từng đối tượng côn trùng, đặc điểm môi trường và khí hậu tại thời điểm phun thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất. b. Dụng cụ sử dụng để phun
Các tấm vải mềm, sạch, kích thước 3m00 x 3m20 để che phủ trước khi phun.
Bình phun áp lực để phun tồn lưu.
c. Quy trình thực hiện dịch vụ phun thuốc diệt muỗi , diệt côn trùng tại nhà
Bước 1: Che phủ giường chiếu, đồ đạc, quần áo, chăn màn, đồ chơi,…bằng các tấm vải mềm và sạch, kích thước 3m00 x 3m20 nhằm tránh thuốc có thể gây bắn bẩn khi phun.
Bước 2: Phun tồn lưu bên trong và bên ngoài nhà bằng bình phun áp lực dung dịch thuốc Fendona 10SC (nồng độ 1% – dung môi nước) phủ đều từ trên cao 2m trở xuống toàn bộ bề mặt tường, vách, rèm cửa, gầm giường, gầm bàn ghế, tường bao….Thuốc có tác dụng tồn lưu diệt trừ côn trùng dài ngày sau khi phun.
Bước 3: Thu lại các tấm vải phủ và vệ sinh nếu có vết thuốc bắn bẩn.
d. Bảo hành dịch vụ trong 1 tháng kể từ ngày phun thuốc
Phí dịch vụ phun thuốc diệt muỗi tại nhà hà nội được tính trên tổng diện tích mặt sàn.
Thời gian xử lý:
Nên đặt lịch phun trước tối thiểu 01- 02 ngày để có thời gian sắp xếp thuận lợi cho sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Thời gian xử lý tốt nhất cho hộ gia đình là vào buổi sáng sớm từ 7h30 đến 10h trưa.
Khách hàng nên cất đồ ăn thức uống, khăn mặt, khăn tắm, che đậy đồ chơi trẻ em nhỏ tuổi.
Trong quá trình phun thuốc mọi thành viên trong gia đình nên ở bên ngoài khu vực xử lý.
Các hóa chất sử dụng là không mùi hoặc có mùi hắc nhẹ , thời gian khoảng 30 – 40 phút là mất mùi. Nhưng để an toàn hơn cho mọi người công ty khuyến cáo khách hàng hên trở vào nhà sinh hoạt bình thường sau khi kết thúc phun thuốc tối thiểu từ 2 – 3 giờ nếu có trẻ em nhỏ thì cần thời gian dài hơn.
GỌI NGAY: 0986.733.733
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ diệt côn trùng tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY AN NAM PEST CONTROL
Địa chỉ: Số 8 ngách 80/3, Phố Nhân Hòa, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân Hà Nội.
Hotline: (024) 628 54135 | Hotline: 0986 733 733
Email: lienhe@dietmoicontrung.org