Site icon Diệt Côn Trùng

Rệp sáp là gì? Những cách diệt rệp sáp hiệu quả

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Bên cạnh một số loại rệp gây hại trực tiếp trên cơ thể vật nuôi thì rệp sáp là loại rệp đặc biệt nguy hiểm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cây trồng, đặc biệt là cà phê. Trong bài viết dưới đây, công ty diệt côn trùng An Nam sẽ giới thiệu đến khách hàng thông tin về rệp sáp, cũng như cách phòng tránh và tiêu diệt rệp sáp hiệu quả. Hi vọng bài viết sẽ mang đến thông tin thực sự bổ ích cho quý khách hàng.

Rệp sáp là gì?

Rệp sáp là loại rệp sống kí sinh trên cơ thể thực vật, rệp cái trưởng thành có hình bầu dục, không có cánh và thân được phủ lớp sáp trắng có các tia sáp trắng dài quanh thân. Rệp đực thường có màu xám nhạt, có cánh mỏng.

Rệp sáp gây hại chủ yếu cho cây trồng

Tốc độ sinh sản của rệp sáp vô cùng lớn, mỗi lần đẻ tầm 200- 250 trứng với tỉ lê nở trứng vào mùa hè lên đến 95%, chính vì vậy khi cây trồng có dấu hiệu của rệp sáp mà không diệt rệp sáp kịp thời sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng cây trồng. Rệp phát triển mạnh nhất là vào mùa mưa, với vòng đời lên đến 50- 60 ngày.

Vì sao cần diệt rệp sáp trên cây trồng?

Rệp sáp hiện nay được phát hiện nhiều nhất trên các loại cây ăn quả như cam, bưởi, chanh, cà phê, vối, ca cao, hồ tiêu, chè…. và rất nhiều loại cây trồng khác. Rệp có khả năng phá hủy hai bộ phận chính là rễ cây và quả non.

Rệp sáp gây hại cho gốc cây

Ban đầu, rệp thường tập trung chủ yếu ở dưới gốc cây hoặc những cành cây sát mặt đất nên con người rất khó phát hiện và tiêu diệt. Rệp thường hút nhựa ở gốc cât say đó lan dần sang các rễ ngang, rễ nhánh và tạo thành các màng bọc ngăn không cho rễ ăn chất dinh dưỡng từ rễ, dẫn đến tình trạng cây héo và thối rễ sau đó sẽ chết.

Rệp sáp gây hại cho gốc cây

Do rệp sáp hại đất thường xuất hiện vào mùa mưa, nên những người trồng cây, đặc biệt là các cây công nghiệp cần lưu ý kiểm tra phần gốc cây liên tục để phát hiện rệp sáp gây hại trong thời gian sớm nhất và tiến hành các phương án diệt rệp để hạn chế tối đa những thiệt hại do rệp mang lại.

Rệp sáp gây hại cho quả

Không chỉ gây hại cho gốc cây mà loại rệp này có thường xuất hiện trên các nhánh cây, gần khu vực nở hoa và có thể bám ở đó đến tận lúc thu hoạch, khiến khả năng đậu quả của cây thấp hơn, khiến quả non bị rụng, đồng thời quả không phát triển như mong muốn.

Rệp gây hại đến quả bằng cách chích hút nhựa của cây, làm quả non bị thiếu chất dinh dưỡng và không phát triển được, sau đó quả sẽ chết dần. Bên cạnh đó, khi rệp bám chặt trên các nhánh cây và lá sẽ tạo thành một lớp màng rất dày nên làm giảm khả năng quang hợp của lá, lâu dần cành cũng sẽ bị héo và chết cành. Chính vì vậy, việc diệt rệp sáp ngay khi phát hiện cây trồng có dấu hiệu rệp tấn công là điều vô cùng quan trọng.

Rệp sáp gây ảnh hưởng đến chất lượng cây ăn quả

Một số biện pháp phòng tránh cây trồng khỏi tác hại của rệp sáp

So với việc khắc phục và tiêu diệt triệt để rệp sáp thì việc phòng trừ rệp sẽ đỡn tốn thời gian và chi phí hơn. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu trồng cây, bạn cần lưu ý nên chọn những giống cây trồng có khả năng kháng rệp, đồng thời vệ sinh vườn tược sạch sẽ, tránh để tình trạng gốc cây quá thấp, cành quá gần gốc và sử dụng một số chế phẩm xử lí đất theo định kì.

Ngoài ra, đối với những khu vườn có mật độ rệp sáp cao thì bạn có thể phun một số loại thuốc đặc trừ như: Tricel 48CE, Chlorpyriphos Ethyl, Dimethoate… với nồng độ hợp lí. Ngoài ra, rệp sáp và kiến thường đi đôi với nhau, vì vậy trong quá trình diệt rệp bạn có thể kết hợp diet kien để mang lại hiệu quả tốt nhất.

>> Xem thêm:  Mối nguy hiểm tiềm tàng từ rệp giường và cách phòng tránh

Nếu bạn đang sở hữu một khu vườn rộng và muốn diệt rệp một cách an toàn nhất cho cây trồng thì có thể sử dụng dịch vụ diệt côn trùng giá rẻ tại An Nam. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy để lại lời nhắn trên website để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.