Tổng đài 0986 733 733 - (024)6285 4135

Tìm hiểu tcvn về phòng chống mối

Tìm hiểu tcvn về phòng chống mối là cần thiết để đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng, bao gồm cả công trình nhà ở hay các tòa nhà thương mại, trụ sở cơ quan, xí nghiệp…

Phòng chống mối trong xây dựng quan trọng như thế nào?

Mối từ lâu đã được xem là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất đối với các công trình xây dựng. Phòng chống mối chính là nhiệm vụ vô cùng quan trọng vì sự an toàn của công trình và của con người sinh sống, làm việc, sinh hoạt trong những công trình ấy. Nhiều người cho rằng, mối chỉ tấn công các món đồ nội thất gỗ hay các giấy tờ, tài liệu, sổ sách… trong khi thực tế, chúng có thể đục khoét trong tường, làm hỏng kết cấu công trình xây dựng, bởi rất nhiều công trình có sử dụng vật liệu xây dựng chứa xenlulo.

tcvn-ve-phong-chong-moi

Không những thế, mối đào tổ xung quanh móng nhà, dưới nền nhà… còn có thể khiến công trình đối mặt với nguy cơ bị nghiêng, sụt, lún, làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như độ an toàn của toàn bộ công trình, đe dọa tính mạng con người.

TCVN về phòng chống mối trong công trình xây dựng

Xác định được mối đe dọa từ loại mối mà việc phòng chống mối cho công trình xây dựng đã được đưa vào văn bản quy định cụ thể trong TCVN 7958:2008, trở thành nội dung quan trọng trong tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ an toàn công trình xây dựng.

TCVN 7958:2008 thực tế là văn bản do Trung tâm Tư vấn nghiên cứu phát triển vật liệu xây dựng – Hội Vật liệu xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và công bố bởi Bộ KH-CN.

Nội dung của TCVN 7958:2008 bao gồm các quy định về phương pháp phòng chống mối đối với các công trình có vật liệu kết cấu chứa xenlulo hoặc có lưu trữ, chứa đựng các tài liệu, vật dụng cấu tạo từ thành phần xenlulô, không áp dụng đối với công trình cây trồng và đê đập.

Đối tượng chính mà văn bản này yêu cầu xử lý là mọt cánh cứng (Coleoptera), mối gỗ khô (Cryptotermes domesticus Hav), mối nhà (Coptotermes formosanus Shir) và mối đất (Odontotermes hainanesis)…

Trong văn bản này có một số nội dung quan trọng cần lưu ý như:

– Khảo sát phát hiện mối:

Việc này cần được thực hiện bởi người có kiến thức cơ bản về các đặc tính sinh học của từng loại mối khác nhau, biết xác định loại mối gây hại chủ yếu ở từng khu vực và có kinh nghiệm thực tiễn về phòng chống mối. Sau khi khảo sát cần căn cứ vào tình hình cụ thể để lên kế hoạch phòng chống tối ưu.

– Phòng chống mối bằng phương pháp kết hợp:

Chủ đầu tư có thể giao việc phòng chống mối bằng phương pháp kết hợp có thể giao cho nhà thầu thi công xây dựng công trình, song phần thiết kế phòng chống mối sử dụng cần được phê duyệt, có giám định từng phần, có hợp đồng cụ thể và có biên bản nghiệm thu.

Bên cạnh đó, thiết kế phòng chống mối bằng phương pháp kết hợp cũng cần được tư vấn bởi các đơn vị phòng chống mối chuyên nghiệp.

– Phòng chống mối bằng thuốc:

Sử dụng thuốc sinh hóa là biện pháp hữu hiệu nhất khi muốn diệt mối mọt, diệt ruồi tận gốc hay bất cứ loại côn trùng nào khác. Vấn đề này được quy định cụ thể về cả quá trình trước, trong và sau khi sử dụng thuốc phòng chống mối trong văn bản TCVN 7958:2008.

– An toàn lao động và vệ sinh môi trường:

Trước khi dùng thuốc phòng chống mối cần mặc đồ bảo hộ lao động, ngắt mạch điện, nguồn lửa, tia lửa hàn xì (bất cứ thứ gì có thể gây cháy nổ…). Nếu thuốc dính vào người, cần nhanh chóng xử lý bằng cách tắm rửa, thay đồ hoặc tới bệnh viện nếu cần thiết. Trên thực tế, đây cũng là những điều cần lưu ý đối với việc tiêu diệt mọi loại côn trùng như diệt ruồi muỗi, diệt rệp hút máu

Bên cạnh đó, kho lưu chứa thuốc phòng chống mối cần đảm bảo có các phương tiện phòng độc, cấp cứu và chữa cháy, có xác nhận về môi trường, y tế của cơ quan chức năng.