Bên cạnh mối lo ngại về sự phá hoại của loại mối thì chúng ta cũng còn thêm một vấn đề đáng lo nữa là thuốc diệt mối có độc không?
Tổng quan về mối và thuốc diệt mối
Mối là loại côn trùng phổ biến, tuy có kích thước nhỏ nhưng sức tàn phá của chúng thì không hề nhỏ chút nào. Mối thường tập trung thành tập đoàn lớn lên tới hàng triệu con. Chúng ngày đêm cắn phá đồ đạc và tấn công các công trình xây dựng, gây nên thiệt hại kinh tế hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Chính vì thế mà mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp đều nên trang bị cho mình kiến thức phòng chống mối, giúp bảo vệ tài sản khỏi sự phá hoại của loài côn trùng nguy hiểm này.
Người ta có thể diệt mối bằng các phương pháp thủ công như đào tổ mỗi, đổ nước ngập tổ hay đốt tổ mối; xoa dầu hỏa lên bề mặt nội thất bị mỗi xông; đặt chậu nước và cây nến giữa nhà để bẫy mối, hoặc phun thuốc diệt mối… Trong đó, phun thuốc diệt mối là biện pháp được sử dụng rộng rãi nhất và cũng mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc phòng và diệt mối tận gốc.
Thực tế, thuốc diệt mối có hai dạng chính là thành phần hóa học và thành phần sinh học. Chúng có khả năng tiêu diệt mối là nhờ độc tố có trong thuốc. Cũng chính vì điều này mà khá nhiều người băn khoăn, lo ngại về thành phần có trong thuốc liệu có gây độc cho con người hay không.
Phun thuốc diệt mối có độc không?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc diệt mối khác nhau, ở dạng bột, gel, bình xịt hay dung dịch lỏng… Trong đó, có không ít nơi bán các loại thuốc tự pha chế, hoặc là sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo. Nếu dùng phải những loại thuốc này, không những hiệu quả diệt mối không như ý mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường sống của bạn.
Ngược lại, nếu sử dụng thuốc diệt mối có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, của các trung tâm diệt mối, các nhà sản xuất, phân phối uy tín cung cấp thì bạn sẽ không cần lo ngại tới hệ lụy đối với con người. Thông thường, thuốc diệt mối chuẩn sẽ tác động tới mối qua tiếp xúc trực tiếp như đưa vào miệng chúng hoặc khi chúng độ, bò trên bề mặt được phun thuốc, tần công hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của chúng.
Trước khi bày bán trên thị trường, mọi loại thuốc diệt mối nói riêng và diệt côn trùng nói chung đều cần trải qua thử nghiệm lâm sàng trên động vật nhằm xác định khả năng gây ảnh hưởng đối với sức khỏe của con người rồi mới được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành.
Vì thế, không riêng gì mối mà với các lại côn trùng khác cũng vậy, dù bạn tự mua thuốc về diệt hay thông qua các dịch vụ diệt mối, các công ty diệt bọ chét, công ty diệt ruồi, muỗi, kiến, gián… thì cũng cần chú ý tới các tiêu chuẩn an toàn theo quy định. Bên cạnh đó, thuốc diệt mối có độc không cũng còn phụ thuộc vào cách sử dụng nó, bao gồm liều lượng, cách pha chế, cách phun và trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình phun.
Thực tế thì thuốc diệt mối tồn đọng trên bề mặt phun rất ít, chỉ đủ để tiêu diệt côn trùng trực tiếp tiếp xúc với thuốc chứ không gây độc cho con người. Nó chỉ gây ảnh hưởng khi bạn bôi trực tiếp lên da(gây kích ứng), nuốt phải, dính vào mắt hoặc hít phải lượng thuốc từ 30ml trở lên. Trường hợp tiếp xúc với lượng thuốc lớn trong thời gian ngắn thì có khả năng gây ngộ độc cấp tính. Vì thế, cần để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang khi phun thuốc./.