Tổng đài 0986 733 733 - (024)6285 4135

Kỹ thuật về phòng chống mối cho công trình xây dựng

Kỹ thuật về phòng chống mối là nội dung quan trọng trong quy định bảo vệ an toàn, chất lượng công trình xây dựng, đòi hỏi chủ đầu tư và nhà thầu cần tuân thủ thực hiện.

Mối là kẻ thù hàng đầu đối với các công trình xây dựng. Chúng không chỉ tấn công vật liệu kết cấu có chưa sthanhf phần xelulo mà việc đào tổ dưới nền nhà, xung quanh móng nhà… còn khiến công trình dễ đối mặt với nguy cơ sụt lún, nghiêng, sập, đe dọa sự an toàn của con người. Chính vì thế, phòng chống mối cho công trình xây dựng là nhiệm vụ cần thiết và bắt buộc phải thực hiện đối với chủ đầu tư cũng như nhà thầu trực tiếp thi công.

Kỹ thuật phòng chống mối trong xây dựng bao gồm một số vấn đề sau:

– Đối với vật liệu xây dựng kết cấu gỗ:

Có thể phòng mối bằng cách ngâm gỗ trong bùn từ 6-12 tháng trước khi chế tác. Đây là biện pháp được áp dụng phổ biến hàng đầu ở Việt Nam và đặc biệt tốt đối với gỗ xoan và tre.

ky-thuat-ve-phong-chong-moi-cong-trinh

Bên cạnh đó, cũng có thể ngâm tẩm gỗ với hóa chất có độ bền vững cao bằng cách phun, ngâm hoặc quét dung dịch thuốc lên bề mặt gỗ đã được chế tác. Cần lưu ý là thuốc hóa chất cần được pha trong nước hoặc dung môi hữu cơ theo khuyến cáo. Trường hợp pha với dung môi hữu cơ cần áp dụng biện pháp chống cháy. Để đảm bảo thuốc thấm sâu 0,2cm cần phun, quét 3 lần liên tiếp, khoảng cách thời gian giữa là 30 phút/lần. Biện pháp này hiệu quả đối với gỗ mới chế tác, chưa lắp ráp vào công trình và có thời hạn tác dụng không quá 5 năm. Nếu dùng khi gỗ đã được lắp ráp vào công trình thì sẽ không hiệu quả do không tạo được 1 lớp ngăn cách liên tục.

– Kỹ thuật phòng chống mối trước khi xây dựng công trình:

Trước hết, cần tiêu diệt toàn bộ mối có sẵn trong nền công trình bằng cách khoan các hố sâu 0,5m, rộng 1,4-2cm nằm cách nhau 0,2-03m rồi bơm 2-10 lít thuốc vào mỗi hố. Tiếp đến, cần đào hào xung quanh bên trong và bên ngoài móng để làm hàng rào ngăn mối. Rãnh bên ngoài nên sâu 0,6-0,8m, rộng 0,5-0,6m; rãnh bên trong sâu 0,4-0,5m, rộng 0,3-0,04m. Sau đó, phun khoảng 25 lít thuốc trên mỗi một mét khối đất đào chia thành từng lớp (20cm/lớp) rồi lấp lại, san phẳng nền để hoàn trả mặt bằng.

Tiếp theo, bạn cần phun thuốc phòng mối dạng dung dịch vào mặt tường khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút trước khi trát để thuốc thấm đều vào các khe gạch. Tùy theo loại mặt tường mà điều chỉnh lượng thuốc từ 1-2 lít/m2 cho phù hợp. Khi phun nên sử dụng loại vòi phun tia nhỏ để đảm bảo thuốc được phủ đều nhất có thể.

Bên cạnh đó, toàn bộ mặt đất nền cũng cần được phun thuốc hóa chất phòng mối dạng lọng hoặc cũng có thể trộn thuốc dạng bột để tạo nên lớp bảo vệ dày 10-20cm. Với thuốc dạng dung dịch thì phun 3 lần, tổng lượng thuốc 2 lít/m2 và mỗi lần phun cách nhau 15 phút.

Bước tiếp theo tuyệt đối không thể bỏ qua chính là phòng chống mối cho cấu kiện gỗ như đã nếu ở đầu bài. Do đây là thức ăn của mối, đối tượng bị mối trực tiếp tấn công nên cần hết sức lưu ý trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo an toàn của công trình xây dựng.

Không giống như dịch vụ diệt muỗi tại hà nội hay một số dịch vụ diệt côn trùng khác, với việc phòng chống mối cho công trình xây dựng cần được thực hiện bởi những đơn vị có kinh nghiệm và có chức năng thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan liên quan.

Rõ ràng, bạn có thể tự diệt ruồi, tự diệt muỗi hay tự diệt kiến cánh ở phạm vi nhất định bằng các mẹo vặt dân gian, song với mối công trình xây dựng thì khác, nếu không có hiểu biết trong lĩnh vực này sẽ không thể đảm bảo hiệu quả phòng chống mối, khiến chất lượng công trình bị đe dọa./.