Cần thiết phải thực hiện các bước chống mối khi xây nhà nhằm bảo đảm chất lượng công trình nhà ở cũng như sự an toàn của con người sinh sống bên trong ngôi nhà đó.
Nhận thức của con người đối với việc phòng chống mối cho công trình xây dựng đang ngày một nâng cao trong những năm gần đây. Thực hiện các bước phòng chống mối một cách đúng quy trình khoa học sẽ giúp bạn bảo vệ an toàn cho công trình cũng như cuộc sống của gia đình mình sau này.
Phòng chống mối khi xây nhà quan trong như thế nào?
Việc phòng mối cho các ngôi nhà hiện đang là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với giới kiến trúc. Bởi mối là loại côn trùng có sức tàn phá rất lớn, chúng không chỉ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế mà quá trình đục khoét, phá hoại kết cấu vật liệu xây dựng còn có thể khiến công trình dễ hư hỏng, đe dọa tới sự an toàn của con người.
Chính vì lẽ đó, việc phòng chống mối cần phải được lên kế hoạch triển khai thực hiện song song với quá trình xây dựng, từ bước đào móng, làm nền cho tới khi đặt những viên gạch đầu tiên và hoàn thiện cả công trình. Các biện pháp phòng chống mối được triển khai đúng đắn sẽ giúp bảo vệ công trình nhà ở, đồng thời hạn chế khả năng mối xuất hiện về sau.
Các công ty chống mối mọt chuyên nghiệp khuyến cáo, không áp dụng biện pháp phòng mối khi xây dựng nhà ở là một trong những yếu tố nguy cơ khiến công trình bị sụt lún, nhanh xuống cấp, đồng thời tạo điều kiện cho mối tấn công các vật dụng trong nhà. Điều này sẽ dẫn tới chi phí diệt mối sau này bị đội lên rất nhiều, chưa kể đến chi phí phải bỏ ra để sữa chữa, thậm chí thay mới đồ dùng bị mối xông.
Các bước chống mối khi xây nhà
Bạn có thể tự tiêu diệt ruồi giấm, muỗi, kiến, gián, diệt rệp trong nhà và cả mối xông gỗ… bằng một số mẹo vặt dân gian. Tuy nhiên, để phòng chống mối cho công trình xây dựng thì đòi hỏi phải được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp từ những cơ quan, doanh nghiệp có chức năng trong lĩnh vực này.
Về phương diện kỹ thuật, để chống mối cho công trình xây dựng nhà ở cần trải qua 3 bước:
– Xử lý đất nền:
Trong quá trình san lấp mặt bằng, nếu có phát hiện dấu hiệu tổ mối thì cần loại bỏ chúng hoàn toàn bằng thuốc diệt mối chuyên dụng. Bên cạnh đó, cần dọn dẹp sạch những thứ có nguồn gốc thực vật như lá cây, rễ cây, gốc cây (bởi đó đều là thức ăn của mối)…
Trường hợp đóng cọc móng bằng tre thì không cần xử lý cọc tre nếu gặp phải mạch nước ngầm dâng cao; còn ngược lại, nếu là đất khô thì cần xử lý cọc trẻ trước khi đóng xuống nền đất bằng cách ngâm với hóa chất diệt mối.
– Xử lý chân tường và các phần tiếp xúc với bề mặt nền:
Kích thước nhỏ bé nhưng mối có thể dùng bộ hàm siêu khỏe của mình đề gặm xuyên qua lớp vữa xây dựng để tiếp cận, tấn công các kết cấu gỗ trong công trình. Tuy nhiên, chúng không thể xuyên qua được các lớp vữa mác-cao. Chính vì thế, tạo một lớp vữa mác-cao để cách ly toàn bộ phần trên công trình với mặt nền là cách chống mối tốt nhất.
– Xử lý các chi tiết bằng gỗ phía trên:
Nhà ở có cầu thang bằng gỗ thì cần tạo một lớp bê tông mác-cao phía dưới chân cầu thang. Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh nhà ở, tránh ẩm ướt, sử dụng thuốc diệt mối chuyên dụng để xử lý những khu vực mối dễ xuất hiện./.